BV 82: TITICACA – Vẻ đẹp diệu kì của Nam Mỹ

Nằm ở độ cao 3.813m so với mực nước biển, Titicaca là hồ cao nhất thế giới. Đây cũng là hồ nước ngọt lớn nhất ở Nam Mỹ tính theo thể tích nước trong hồ với diện tích bề mặt là 8,372km2. Hồ Titicaca có tới 41 hòn đảo lớn nhỏ, Phía Tây của hồ thuộc Puno – Peru, Phía đông thuộc Bolivia. Tuy nhiên, chúng được kết nối với nhau bởi một dải nước mỏng và hẹp (800m) được gọi là eo biển Tiquina.

titicaca 3

Trong hồ nổi lên 2 hòn đảo: đảo Mặt Trời và đảo Mặt Trăng được gọi là thánh tích của vùng Tiavanakho, nay vẫn còn di tích thành cổ. Nơi đây có rất nhiều tượng tạc đá và trục đá khối cỡ lớn. Nổi tiếng nhất là tượng đá “Thần mưa”. Còn Vagtikhasa, cùng với vòm cửa được tạc cũng bằng một tảng đá cỡ lớn. Vùng quanh hồ Titicaca là một trong những nơi được coi là phát triển thịnh vượng nổi tiếng của nền văn hóa Inca vào thời kì cổ đại.

z4111212381445_a1257014968b1a7a57ca611372017c61

Tương truyền,Titicaca bắt nguồn từ tiếng Amara của người Indian, có nghĩa là đá mèo rừng (từ 2 chữ titi là mèo rừng và caca là hòn đá hợp thành). Do thần Mặt trời thương nhớ người con đã mất, khóc lóc đêm ngày khiến nước mắt đọng lại thành hồ.

Người Indian thương cảm nỗi đau mất con của thần Mặt trời nên kéo nhau lên núi săn báo. Đồng thời dựng miếu thờ, lấy một khối đá lớn tượng trưng hình con báo đặt trong miếu làm đồ cúng tế, vì thế gọi là “Con báo đá”. Hình ảnh “Con báo đá” dựa theo hình dạng của hồ, gợi lên một chút tưởng tượng thú vị về hình ảnh của con báo đuổi theo con thỏ. Lưu vực Lago Grande giống như một con báo và Lago Pequeno là con thỏ đang tháo chạy trước sức tấn công của kẻ thù.

Hồ Titicaca chính là nơi cư trú của người tiền Inca, hay là người Uros, sinh sống trên các hòn đảo nhân tạo làm bằng lau sậy nổi gọi là totora. Những hòn đảo nổi đã trở thành điểm thu hút du lịch lớn đối với đất nước Peru, đặc biệt là chuyến du ngoạn thành phố ven hồ Puno.

z4111212372196_eb03991459f6813bf6d1605852a17636

Totora là một loại cây sậy bản địa sinh sống trong hồ Titicaca. Do làm nhà nổi trên mặt hồ nên để tránh bị chìm, người Uros thường xuyên phải thay thế các lớp lau sậy ở phía dưới để nâng cao ngôi nhà của mình hoặc xây dựng một ngôi nhà mới trên vùng lau sậy khác. Nhu cầu sinh sống đã khiến cho các đảo nổi mọc lên ngày càng nhiều. Diện tích của các hòn đảo không đồng đều và khá mỏng, đi trên đảo du khách sẽ có cảm giác giống như đang đi bộ trên một chiếc giường nước. Những đảo lớn  thường có khoảng 10 hộ dân sinh sống còn đảo nhỏ chỉ chừng 2 đến 3 hộ. Người dân đan rễ cây sậy dày đặc lại với nhau và khi chúng bị thối rữa, họ lại tiếp tục trồng thêm lau sậy trong hồ.

Local_women_waiting_for_visitors_at_the_edge_of_the_totora_reeds_island_in_the_Uros_Islands_Peru

Khi đến tham quan làng nổi Uros, du khách sẽ có cơ hội được mặc bộ đồ truyền thống của người dân nơi đây. Đó chính là những bộ váy xòe rực rỡ sắc màu. Hoặc du khách có thể mua đồ những món quà lưu niệm làm từ lau sậy, những chiếc vòng làm bằng tay nhiều màu sắc hay những chiếc cài áo hình bé gái Peru.