BV71: Huyền bí cung điện Potala khổng lồ trên đất Tây Tạng

Cung điện Potala xứng đáng là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn là kỳ quan của toàn nhân loại. Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc-Nam là 270m. Công trình gồm 13 tầng, bên trong được chia thành hơn 1000 căn phòng nhỏ.

kienthuc-potala-25_hbhs

Ngày nay, cung điện Potala đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới, thu hút một lượng lớn khách du lịch Tây Tạng tới thăm quan mỗi năm. Công trình này xứng đáng được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn là kỳ quan của toàn nhân loại.

kienthuc-potala-02_vfbf

Đứng từ bất kỳ hướng nào của Lhasa, du khách cũng có thể nhìn thấy được gần như toàn bộ quần thể lâu đài tráng lệ, nguy nga này.

kienthuc-potala-24_lyuk

Bất chấp sự phát triển đô thị hóa của thành phố Lhasa trong những năm gần đây, cung điện Potala vẫn luôn nổi bật giữa cảnh quan thành phố với dáng vẻ cổ kính và uy nghiêm.

kienthuc-potala-23_oine

Hàng năm, các tín đồ Phật giáo Tây Tạng thường đi bộ quang cung điện Potala ít nhất một lần. Họ phải đi theo chiều kim đồng hồ để lúc nào Thánh điện cũng ở bên tay phải của họ, vì đây là phía tốt và may mắn nhất.

kienthuc-potala-22_rwog

Ven tường bao quanh dưới chân cung điện là Kora, một con đường với hàng trăm chiếc Kinh Luân bằng đồng in nổi câu Lục Tự Đại Minh Chú: “Ohm Mani Padme Hum” được xếp dọc theo tường. Những đoàn người Tạng và khách du lịch vừa đi vừa đẩy Kinh Luân xoay theo chiều kim đồng hồ.

kienthuc-potala-21_nplj

Hiện nay, bên trong cung điện Potala còn lưu giữ những Mandala (đàn tràng) bằng đồng được chạm khắc vô cùng tinh xảo từ cách đây hàng trăm năm. Trong ảnh là một Mandala được điêu khắc trên 170 170 bức tượng.

kienthuc-potala-20_rnmh

Bên trong cung điện còn được bài trí hàng ngàn bức tượng lớn nhỏ khác nhau, được đúc bằng vàng, bạc và đồng. Trong ảnh là 2 bức tượng được đúc bằng vàng ròng từ thế kỷ 17.

kienthuc-potala-18_adac

Trên nóc của cung Potala có 8 tháp bọc vàng, biểu tượng cho mỗi đời Đạt Lai Lạt Ma – lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.

kienthuc-potala-19_qdfk

Có những tháp phải dùng tới 9 vạn lượng vàng

kienthuc-potala-06_higx

Cung điện Potala gồm 3 khu vực chính: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi – gồm Hồng Cung và Bạch Cung, và khu hồ phía sau núi.

kienthuc-potala-07_jqtn

Khu cung thành có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 vọng gác, là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung như: viện in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng ni và có cả nhà giam, chuồng ngựa.

kienthuc-potala-08_phkg

Nằm ở đỉnh cung điện Potala là Hồng Cung, quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thi thể của các Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch và một số sảnh điện khác. Tường Hồng Cung được đắp một màu son đỏ mà theo văn hóa người Tạng đó là biểu trưng của quyền lực.

kienthuc-potala-09_athr

Bên phải Hồng Cung là Bạch Cung có tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hòa bình, cũng là nơi sinh hoạt của các Đạt Lai Lạt Ma khi còn tại vị.

kienthuc-potala-10_wncg

Về mặt lịch sử, cung điện Potala được vua Tùng Tán Cán Bố cho xây dựng vào năm 637 sau Công nguyên như một cột mốc đánh dấu cuộc hôn nhân giữa ông và Văn Thành Công chúa của nhà Đường.

kienthuc-potala-11_yxrt

Sau khi bị hủy hoại vì những biến động lịch sử vào thế kỷ thứ 9, đến thế kỷ thứ 17, cung điện Potala đã được Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 Losang Gyatso cho tu sửa lại với quy mô cực lớn. Việc xây dựng được kéo dài trong suốt 50 năm mới hoàn thành.

kienthuc-potala-12_kcdd

Từ đó đến nay, cung điện Potala đã may mắn không bị hủy hoại sau nhiều sự kiện lịch sử rối ren như cuộc chiến tranh năm 1959 hay Cách mạng Văn hóa Trung Quốc.

kienthuc-potala-03_xxxd

Sau lần đại trùng tu năm 1989-1994, chính phủ Trung Quốc chính thức đưa nơi đây vào khai thác du lịch. Dù vậy du khách chỉ được khám phá một phần rất nhỏ bên trong công trình khổng lồ này, dưới sự giám sát chặt chẽ của camera an ninh. Nhiều căn phòng bị cấm quay phim và chụp ảnh.