CON ĐƯỜNG TƠ LỤA P2: CAM TÚC - THANH HẢI - ĐÔN HÀNG

Ngày khởi hành: 18/11/2024; 24/12/2024: 31/01/2025; 17/02/2025; 17/03/2025; 17/04/2025; 27/05/2025; 20/06/2025; 05/07/2025; 26/08/2025 

Con đường tơ lụa là tên gọi của một con đường huyền thoại nối Trung Quốc với châu Âu, xuyên qua vùng Tây Á kỳ bí. Tiếp nối thành công hành trình con đường tơ lụa phần 1, Lantours trân trọng giới thiệu Con đường tơ lụa phần 2, đến với những địa danh nổi tiếng như Cam Túc – Hang đá Mạc Cao Đôn Hoàng – thăm Sa mạc Minh Sa 1 phần của Gobi và công viên địa chất Đan Hà đẹp như tranh vẽ, tất cả gói gọn trong hành trình 8 ngày 7 đêm

HÀNH TRÌNH CON ĐƯỜNG TƠ LỤA Phần 2

Hành trình 8 ngày 7 đêm không chỉ đưa chúng ta theo dấu chân của những thương gia của con đường tơ lụa cách đây hơn 3000 năm mà còn là những kho tàng lịch sử và những câu chuyện huyền thoại, hãy cùng khám phá  

LAN CHÂU – HỒ THANH HẢI – TRẠI MỘC TẠNG THƯƠNG – HỒ CHAKA – THẢO NGUYÊN KỲ LIÊN SƠN  –

GIA DỤC QUAN – NÚI 7 MÀU ĐAN HẠ – RỪNG HỒ DƯƠNG – SA MẠC MINH NHA – NGUYỆT NHA TUYỀN 

ĐẠI ĐỊA CHI TỬ – TƠ LỘ DI CHỈ THÀNH – VÔ GIỚI – HANG ĐÁ MẠC CAO – THÀNH CỔ ĐÔN HOÀNG

Giới thiệu

Ngày 1: HÀ NỘI/ ĐÀ NẴNG/ HỒ CHÍ MINH – ĐÔN HOÀNG (Ăn trưa, tối)

12h00: Xe và HDV đón quý khách tại điểm hẹn đáp chuyến bay CZ3172 (15:40-21:50) đến Đôn Hoàng - ốc đảo xanh giữa sa mạc Gobi, hướng dẫn địa phương đón Qúy khách, và đưa Qúy khách về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi.

Buổi tối quý khách có thể tự do tham quan chợ đêm Sa Châu, thưởng thức các món ăn vặt của vùng Tây Bắc trung quốc. Nghỉ đêm Đôn Hoàng.

Ngày 2: MINH SA SƠN – NGUYỆT NHA TUYỀN – HANG MẠC CAO (ăn sáng, trưa, tối)

Sau bữa sáng, đoàn  thăm quan Minh Sa Sơn được ví như phong cảnh Quan Ngoại đệ nhất, nơi đón số lượng du khách đông gấp 40 lần dân số địa phương. Minh Sa có nghĩa là cát kêu. Cát nơi đây hình hạt gạo, sắc vàng. Vào ngày nắng đẹp, gió cát vang lên âm thanh như tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng trống rất lạ tai. Vào ban đêm, có lúc gió nổi, cát bay chạm vào nhau thành những đốm hoa lửa rất lạ mắt. Nguyệt Nha Tuyền (hay Hồ Bán Nguyệt) tồn tại ít nhất 2000 năm, một trong tám cảnh đẹp của Đôn Hoàng nhưng đang dần biến mất do sự phát triển quá mức của nông nghiệp. 

Sa Mạc Minh Sa

Ốc đảo này nổi tiếng với một bề dày văn hóa khá lâu đời: đây là điểm dừng chân không thể bỏ qua của các thương nhân Ả Rập trên Con Đường Tơ Lụa huyền thoại. Đồng thời, nó cũng nằm trên tuyến hành trình về với cõi Phật của các tín đồ Phật giáo từ khắp nơi.Với người Trung Hoa cổ đại, ốc đảo này được mệnh danh là cửa ngõ phía Tây của Trung Quốc. Đến đây, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mang đặc trưng phong kiến xưa, không khác gì một cung điện giữa sa mạc hoang vu. Dọc theo bờ hồ Nguyệt Nha Tuyền là một ngôi chùa mang kiến trúc truyền thống Trung Hoa, được xây dựng từ thời nhà Hán. 

Hang Mạc Cao Đôn Hoàng

Sau bữa trưa, đoàn thăm quan 1 trong bốn hang động nổi tiếng của Trung Quốc «  Hang Đá Mạc Cao « . Sự hình thành của Hang Đá Mạc Cao bắt đầu từ năm 366. Có một hòa thượng tên là Lạc Tôn du ngoạn đến Đôn Hoàng, khi đến đây bỗng nhiên ông nhìn thấy trên Núi Cát Kêu có ánh sáng lấp la lấp lánh, trong đó ẩn hiện muôn vàn mặt phật trong ánh sáng vàng óng. Bị cuốn hút bởi cảnh tượng này nên thầy Lạc Tôn nghĩ: nơi đây quả là một miền đất lạ. Do đó ông thuê người tiến hành đục chạm hang phật đầu tiên trên vách núi. Sau đó, qua các triều đại, hang động không ngừng tăng thêm, đến đời Đường (thế kỷ 7), hang Mạc Cao đã có hơn 1000 hang phật. 

Vì vậy nơi đây được gọi là “Hang nghìn phật”. Năm 1950, hang Mạc Cao đã được đưa vào danh sách bảo tồn văn vật trọng điểm của Nhà nước. Năm 1987 được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.  

Ăn tối, nghỉ đêm tại Đôn Hoàng. Buổi tối du khách có thể thưởng thức show diễn độc đáo Rộn rã Đôn Hoàng (298RMB/khách). 

Rộn rã Đôn Hoàng là buổi biểu diễn theo phong cách hang động đầu tiên trên thế giới. Vì du khách không có đủ thời gian và sức lực để khám phá tất cả các hang động trong Hang động Mạc Cao. "Rộn rã Đôn Hoàng" sử dụng công nghệ hiện đại dưới dạng ánh sáng 4D + công nghệ màn hình + âm nhạc và khiêu vũ kết hợp thể hiện sống động hình ảnh của hang động Mạc Cao và tái hiện sống động không gian văn hóa nghệ thuật của Con đường tơ lụa nổi tiếng hơn một nghìn năm trước.

Ngày 3: ĐÔN HOÀNG – ĐẠI ĐỊA CHI TỬ – TƠ LỘ DI CHỈ THÀNH – VÔ GIỚI – GIA DỤC QUAN (ăn sáng, trưa, tối)

Sau bữa sáng, đoàn thăm Đại địa chi tử - tượng em bé khổng lồ nằm giữa sa mạc Gobi, tác phẩm điêu khắc này được đặt tên là “Đứacon của Đất” nằm trên tuyến đường nối liền hai địa danh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc,

Đại Địa Chi Tử - Đứa con của Trái Đất

Tiếp tục thăm Tơ lộ di chỉ thành điểm thu hút khách du lịch về văn hóa không biên giới, văn hóa Vạn Lý Trường Thành và văn hóa Con đường Tơ lụa dựa trên nền văn hóa này. di tích lịch sử và tàn tích của hệ thống phòng thủ quân sự cauar trung hoa kết hợp sự hùng vĩ của sa mạc Gobi đã hình thành nên phong cách biên giới hoang vắng, hùng vĩ và trang nghiêm độc đáo, thể hiện vai trò lịch sử minh chứng Vạn lý tường thành như một rào cản quân sự và một Tơ lụa quan trọng.

Vô Giới

Đoàn tiếp tục ngồi xe thăm Vô Giới – nơi mà tác giả tác giả Đổng Thư Bình cố tình phá vỡ xiềng xích của trí tưởng tượng, mang lại và nỗi ám ảnh về sự hùng vĩ, thịnh vượng. Vì vậy, ngôn ngữ mô hình của Vô Giới - “Unbounded” rất đơn giản và thuần khiết. Những ống thép thẳng tắp được kết hợp tự do giữa sa mạc thiêu đốt và bầu trời xanh, không có vật cản giữa trời và đất. Hình dáng đơn giản, màu sắc thuần khiết và vị trí đặc biệt ở Gobi khiến “Unbounded” giống như một thế giới độc lập không bị ràng buộc với thế giới đầy rắc rối trong chiều sâu của thời gian và không gian. 

Gia Dục Quan

Sâu bữa trưa đoàn thăm quan Gia Dục Quan Thành Lầu – đó là đoạn hiểm yếu nhất phía cực Tây của Vạn Lý Trường Thành, là đoạn trường thành được bảo quản toàn vẹn nhất, được mệnh danh là ‘Thiên hạ đệ nhất hùng quan‘. Gia Dục Quan, khởi điểm phía tây của Trường Thành nằm trên địa bàn thành phố Gia Dục Quan, tỉnh Cam Túc, được xây dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ (1372). Ngoài ra còn có tên gọi là Hòa Bình Quan, vì nơi đây chưa từng có chiến loạn. 

Một truyền thuyết nổi tiếng đã kể lại tỉ mỉ kế hoạch xây dựng cửa ải. Theo đó, khi Gia Dục quan được lên kế hoạch, quan phụ trách đã yêu cầu người phác thảo ước lượng chính xác số gạch cần đến và người phác thảo đã cho ông một con số. Vị quan nghi ngờ ước tính của ông, hỏi vậy liệu có đủ không, người phác thảo đã thêm một viên gạch. Khi Gia Dục quan hoàn thành, có một viên gạch còn sót lại, được đặt lỏng lẻo trên một cổng và nó vẫn còn lại cho đến nay. 

Ăn tối, nghỉ đêm ở Gia Dục Quan.

Ngày 4: RỪNG HỒ DƯƠNG – NÚI 7 MÀU ĐAN HÀ - THẢO NGUYÊN KỲ LIÊN SƠN (Ăn sáng trưa, tối)

Sau khi dùng bữa sáng tại khách sạn, Đoàn khởi hành đi Trương Dịch trên đường ngắm phong cảnh thảo nguyên núi  non hùng vĩ. 

Rừng Hồ Dương

Đoàn thăm quan Rừng Cây Hô Dương Kim Tháp - Cây Hồ Dương còn gọi là cây hồ đồng, một loại cây cổ thụ có sức sống dẻo dai. Chúng có thể tồn tại trong điều kiện khô hạn, hoặc trong khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ cực cao hoặc cực thấp. Cây có tuổi thọ hàng ngàn năm, cây chết nhưng không bị mục nát. Vào mùa xuân lá hồ dương có thể mọc dài như lá liễu, mùa hè lá lại trở nên to và tròn, mùa thu sẽ chuyển màu vàng óng như dát vàng soi bóng hồ nước lung lnh tạo nên phong cảnh vô cùng ngoạn mục.

Núi 7 màu Đan Hà

Đến nơi đoàn ăn trưa sau đó tham quan Công viên địa chất Đan Hạ - Với những ngọn núi đa sắc màu đan xen nhau (núi đá 7 màu) như bức tranh. Công viên có diện tích 510 km vuông và được mệnh danh là nơi có vẻ đẹp siêu thực, nơi mà những ngọn núi 7 màu vô cùng sặc sỡ, mẹ thiên nhiên phải mất 24 triệu năm để hình thành nên những dãy núi đá kỳ diệu này. Nơi đây vô số ngọn đồi và thung lũng, tuyệt đẹp trong màu đỏ, vàng, cam, xanh lá cây, trắng, xám nhạt, xám và các màu sắc khác nữa, tạo ra cảm giác về một nơi có vẻ đẹp hiếm hoi, chỉ tồn tại trong chuyện cổ tích. Công viên địa chất quốc gia này được nhiều cơ quan truyền thông Trung Quốc bình chọn là một trong những khu vực địa mạo đẹp nhất ở Trung Quốc.  

Sau đó tiếp tục ngồi xe đến Lan Châu. Ăn tối, nghỉ đêm ở Lan Châu.

Ngày 5: LAN CHÂU – HỒ THANH HẢI (Ăn sáng trưa, tối)

Sau bữa sáng, khởi hành đi Hồ Thanh Hải, hồ nước mặn lớn nhất ở trên cao nguyên Thanh Tạng, với diện tích 4483 Km vuông ( bằng 5 nước Singgapo) nếu đi vòng quanh 1 vòng hồ là 360 KM. Hồ Thanh Hải với ngôn ngữ Tây Tạng có nghĩa là hồ có nước màu xanh. Ở đây mỗi mùa mỗi cảnh ( tháng 5 là cảnh hàng chục ngàn chím Hải Âu , từ 15 tháng 7 - 20 tháng 8 xung quanh hồ Thanh Hải là bạt ngạt những rừng Hoa Cải ) phải đích thân đến mới thưởng thức được vẻ đẹp của cảnh hồ.

Hồ Thanh Hải

Trên đường đoàn ghé thăm Trại Mộc Tạng Thương một  làng Tạng cổ nơi Văn  Thành Công Chúa đã từng đặt chân đến, dừng nghỉ khi từ đông thổ Đại Đường lên Lhasa. Giao lưu tìm hiểu văn hóa Tạng. 

Trại Mộc Thương

Đoàn tiếp tục đến Thanh Hải, ăn tối, nghỉ đêm Hồ Thanh Hải.

Ngày 6: HỒ CHA KA – LAN CHÂU (ăn sáng, trưa, tối )

Sau khi dùng bữa sáng tại khách sạn, đoàn đi thăm quan Hồ Cha Ka-- cũng là một hồ nước mặn, được gọi là “ Tấm gương soi bầu trời của Trung Quốc”, ví dụ khách đứng trên mặt hồ, có thể nhìn thấy được bóng ngược của trời Xanh, mây trắng, và bản thân mình ngay dưới chân mình. Ngoài ra, quý khách còn có thể ngắm nhìn tượng điêu khắc bằng muối khô hình dáng rất sinh động, còn có thể đáp tàu hỏa nhỏ tới trung tâm hồ.

Hồ Chaka

Đoàn ăn trưa sau đó ngồi xe về Tây Ninh, ăn tối, nghỉ đêm ở Tây Ninh

Ngày 7: TÂY NINH – TÂY AN (ăn sáng, trưa, tối)

Sau bữa sáng, đoàn ngồi xe đi Tây Ninh, tham quan Tháp Nhĩ Tự - cũng gọi Kim Ngõa Tự, đây là trung tâm tông giáo của Đại sư Tông Khách Ba - tổ sư khai sáng Hoàng giáo,cũng là trung tâm tông giáo của vàng Mông Tạng hiện nay, được bắt đầu xây dựng vào năm 1357, là 1 trong 6 ngôi tự viện lớn của Hoàng giáo lớn nhất vùng Himalaya.

Tham quan Tháp Nhĩ Tự - cũng gọi Kim Ngõa Tự, Tây Ninh

Sau bữa trưa đoàn thăm miếu thành hoàng Tây Ninh nơi người dân thường đến cầu may mắn và tài bảo, tự do mua sắm quà lưu niệm tại khu phố cổTây Ninh với các sản phẩm da, hoa quả khô, đồ thủ công mỹ nghệ độc đáo… cho đến khi ăn trưa sau đó xe đưa đoàn ra sân bay theo chuyến bay về Tây An.

Tối về đến Tây An, đoàn nối chuyến về Việt Nam chuyến bay 02h00 ngày hôm sau

Ngày 8: VIỆT NAM (Ăn sáng trên  máy bay)

02h00 đoàn lên máy bay theo chuyến bay đêm về Việt nam

06h00 về đến Việt nam, chia tay đoàn, kết thúc chương trình. Hẹn lại với những chuyến đi thú vị sau.

Ngày khởi hành: 18/11/2024; 24/12/2024: 31/01/2025; 17/02/2025; 17/03/2025; 17/04/2025; 27/05/2025; 20/06/2025; 05/07/2025; 26/08/2025 

Con đường tơ lụa là tên gọi của một con đường huyền thoại nối Trung Quốc với châu Âu, xuyên qua vùng Tây Á kỳ bí. Tiếp nối thành công hành trình con đường tơ lụa phần 1, Lantours trân trọng giới thiệu Con đường tơ lụa phần 2, đến với những địa danh nổi tiếng như Cam Túc – Hang đá Mạc Cao Đôn Hoàng – thăm Sa mạc Minh Sa 1 phần của Gobi và công viên địa chất Đan Hà đẹp như tranh vẽ, tất cả gói gọn trong hành trình 8 ngày 7 đêm

HÀNH TRÌNH CON ĐƯỜNG TƠ LỤA Phần 2

Hành trình 8 ngày 7 đêm không chỉ đưa chúng ta theo dấu chân của những thương gia của con đường tơ lụa cách đây hơn 3000 năm mà còn là những kho tàng lịch sử và những câu chuyện huyền thoại, hãy cùng khám phá  

LAN CHÂU – HỒ THANH HẢI – TRẠI MỘC TẠNG THƯƠNG – HỒ CHAKA – THẢO NGUYÊN KỲ LIÊN SƠN  –

GIA DỤC QUAN – NÚI 7 MÀU ĐAN HẠ – RỪNG HỒ DƯƠNG – SA MẠC MINH NHA – NGUYỆT NHA TUYỀN 

ĐẠI ĐỊA CHI TỬ – TƠ LỘ DI CHỈ THÀNH – VÔ GIỚI – HANG ĐÁ MẠC CAO – THÀNH CỔ ĐÔN HOÀNG

Điểm đặc sắc hành trình

* Thăm Hồ Thanh Hải: là hồ nước mặn lớn nhất ở trên cao nguyên Thanh Tạng.

* Tham quan Tháp Nhĩ Tự - cũng gọi Kim Ngõa Tự, đây là trung tâm tông giáo của Đại sư Tông Khách Ba

* Ghé thăm Trại Mộc Tạng Thương – gắn liền với câu truyện của Văn Thành Công Chúa trên đường lên Lhasa 

* Thăm hồ muối Cha Ka được gọi là “ Tấm gương soi bầu trời của Trung Quốc”, một điểm check in độc đáo hiếm có trên thế giới.

* Tận hưởng Thảo Nguyên Kỳ Liên Sơn đẹp như tranh vẽ

* Thăm Gia Dục Quan – một điểm trọng yếu của con đường tơ lụa

* Mùa thu du khách không thể bỏ lỡ cơ hội khi check in tại rừng Hồ Dương tuyệt đẹp

* Chiêm ngưỡng núi 7 màu Đan Hạ – một kỳ quan thiên nhiên thế giới về diện mạo địa chất

* Chinh phục Minh Sa Sơn được ví như phong cảnh Quan Ngoại đệ nhất

* Cưỡi lạc đà 2 bướu trên sa mạc Minh Sa một phần của Gobi nơi có suối Nguyệt Nha hình bán nguyệt kiều diễm

* Chiêm ngưỡng kỳ quan Địa Đạo Chi Tử - đứa con của trái đất, một đứa bé  khổng lồ nằm  giữa sa mạc Gobi rộng lớn.

* Tại Tơ lộ di chỉ thành du khách sẽ hiểu kỹ hơn về con đường tơ lụa cổ đại

* Khám phá Đôn Hoàng Phật động nổi tiếng thế giới hơn 1000 năm tuổi

* Đứng ở Vô Giới ngắm toàn cảnh sa mạc Gobi trong điểm ngắm vô cực

* Thưởng thức ẩm thực Lan Châu vô cùng phong phú

* Thăm thành phố Vũ Uy quê hương của nàng Triệu Phi Yến một trong ngũ đại mỹ nhân trung hoa từng làm điên đảo một vương triều

* Tự do mua sắm tại chợ địa phương với những sản phẩm thủ công độc đáo

* Hành trình bay từ Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan

Say đắm vẻ đẹp kỳ ảo của Bolivia | Báo Đại biểu Nhân dân