BV73: Phật giáo Kim Cương Thừa tại Mông Cổ

Đỉnh cao của nền Phật học Mông Cổ là Tam Tạng Kinh Ðiển Phật giáo (Tipitaka) đã được dịch sang tiếng Mông Cổ. Bản dịch Ðại Tạng Cam Thù (Kanjur) gồm 108 quyển được phiên dịch từ Tạng ngữ (Tibetan) vào năm 1628-1629 và bản sớ giải của bộ Ðại Tạng này gồm 220 quyển từ các vị học giả Ấn-Tạng cũng đã hoàn thành việc chuyển ngữ. Một vài phần của Cam Thù, như bộ Bodhisaryvatara (Nhập Bồ Ðề Hạnh Luận) được dịch thẳng từ bản tiếng Sanskrit.

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, đám mây và ngoài trời

Cả dân tộc Tây Tạng lẫn Mông Cổ đều tin tưởng rằng Ðức Ðạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara), nên việc điều hành chính trị và tôn giáo ở Tây Tạng được người dân tin tưởng vào khả năng của vị tái sinh và được thừa nhận là Dalai Lama.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi, bàn, trong nhà và ngoài trời

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã viếng thăm Mông Cổ vào năm 1982 và ngài đã truyền dạy pháp tu Mật tông Yamantaka cho 140 vị Lạt Ma Mông Cổ tại Chùa Gandatechebling. Trong dịp này một buổi thuyết giảng quần chúng, có trên 20 ngàn Phật tử tại gia đến tham dự. Lần viếng thăm gần đây nhất là năm 1995, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã truyền dạy pháp Mật tông Kalachakra cho nhiều ngàn Tăng tín đồ, đây là lễ điểm đạo đầu tiên xảy ra kể từ năm 1934 tại Mông Cổ.

Không có mô tả ảnh.

Đến Mông Cổ, ngoài việc tận hưởng thảo nguyên mênh mông, sa mạc hùng vĩ thì việc thưởng ngoạn chiêm bái cảnh chùa cũng là một nét độc đáo, thú vị.

Trong hình ảnh có thể có: trong nhà